Hội thảo “Những vấn đề kinh tế vĩ mô Việt Nam: Cơ hội, thách thức và định hướng tương lai”
Với mục đích giúp giảng viên và sinh viên có cái nhìn khái quát về kết quả thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế (2001 – 2010; 2011 – nay); bối cảnh, chính sách kinh tế vĩ mô trong thời gian tới (2020 – 2030), tầm nhìn đến 2035. Ngày 29/11/2019, Khoa Quản lý kinh doanh tổ chức Hội thảo “Những vấn đề kinh tế vĩ mô Việt Nam: Cơ hội, thách thức và định hướng tương lai”.
Hình 1: TS. Thân Thanh Sơn (Trưởng Khoa) tuyên bố khai mạc Hội thảo
Tham dự Hội thảo có TS. Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cùng cán bộ - giảng viên và hơn 500 sinh viên.
Hình 2: Hội thảo “Những vấn đề kinh tế vĩ mô Việt Nam: Cơ hội, thách thức và định hướng tương lai”
Phần thứ nhất của Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Kiên điểm lại 10 năm thăng trầm của nền Kinh tế Việt Nam và chia sẻ những giải pháp chính sách trong điều hành nền Kinh tế vĩ mô thời gian tới.
Hình 3: TS. Nguyễn Đức Kiên chia sẻ với giảng viên sinh viên tại Hội thảo
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, giai đoạn 2008-2018 là giai đoạn mà nhiều chuyên gia kinh tế dự báo là tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng thấp do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức trung bình 6,1%, cao hơn khá nhiều so với nhiều nước trên thế giới. Quy mô GDP của Việt Nam năm 2018 đạt 240 tỷ USD, cao gấp 2,4 lần quy mô GDP năm 2008. Ngoài ra, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng ở mức khá cao, trên 30% so với GDP. Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3,3 lần, từ mức 17,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2008 lên mức 58,5 triệu đồng/người/năm.
Khái quát, nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã được một số thành tự chính: (i). Duy trì sự ổn định nền kinh tế; (ii) Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá; (iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; (iv). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng cao.
Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với một sộ tồn tại:
TS. Nguyễn Đức Kiên cũng chia sẻ về một số giải pháp chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô Việt Nam trong 10 năm tới, như: Hoàn thiện thể chế; Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học theo hướng ứng dụng; Đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào việc phát triển nguồn lực mới; Gắn tăng trưởng kinh tế với bền vững môi trường và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu…
Hình 4: Giảng viên trong khoa tham gia Hội thảo
Phần thứ hai của chương trình là tương tác, trao đổi giữa giảng viên và sinh viên trong Khoa với ba diễn giả, TS. Nguyễn Đức Kiên, TS. Hà Thành Công, TS. Bùi Thị Thu Loan - giảng viên Khoa Quản lý kinh doanh. Đã có nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề như ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô Việt Nam từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung, cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế trong kỷ nguyên số, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 10 năm tới, tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế… được trao đổi, thảo luận cởi mở, giúp giảng viên và sinh viên trong Khoa có thêm nhiều thông tin về cơ hội, thách thức và định hướng phát triển kinh tế vĩ mô Việt Nam trong thời gian tới.
Hình 5: Tương tác của giảng viên, sinh viên trong Khoa với các diễn giả
Hội thảo đã diễn ra hết sức thành công, các nội dung chia sẻ của TS. Nguyễn Đức Kiên và các diễn giả đã nhận được sự quan tâm lớn từ giảng viên, sinh viên trong Khoa.
Hình 6: TS. Thân Thanh Sơn tặng hoa cho diễn giả
Hình 7: Giảng viên trong Khoa cùng diễn giả chụp ảnh lưu niệm
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt Dung
Thứ Tư, 16:47 11/12/2019
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.