CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: Ngành Quản trị kinh doanh
CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
PHẦN A: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
I. MỤC TIÊU CHUNG
Chương trình đào tạo đại học ngành quản trị kinh doanh được xây dựng đảm bảo tính quốc tế, đồng thời chú trọng vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, phát huy và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học cả trong lĩnh hội kiến thức và cơ hội trải nghiệm thực tiễn. Chương trình đào tạo sinh viên có đủ năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các quyết định quản trị kinh doanh, từ đó có thể phát triển sự nghiệp trong các tổ chức/doanh nghiệp hoặc tự kiến tạo sự nghiệp kinh doanh. Chương trình đào tạo sinh viên có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật, có thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp và biết phát huy tinh thần tự nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật và thành tựu của nền kinh tế xã hội đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của bản thân.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
MT1: Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn;
MT2: Nắm vững kiến thức nền tảng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh;
MT3: Có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh như khởi sự kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị tài chính, quản trị marketing…;
MT4: Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân, kỹ năng và phẩm chất của một nhà quản trị kinh doanh trong môi trường đa văn hóa. Sử dụng thành thạo tiếng Anh và tin học trong kinh doanh;
MT05: Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế và triển khai ý tưởng, đánh giá và giải quyết vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp.
PHẦN B: CHUẨN ĐẦU RA THEO NĂNG LỰC
TT | Chuẩn đầu ra | Mục tiêu đào tạo | ||||
MT1 | MT2 | MT3 | MT4 | MT5 | ||
Vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn vào hoạt động quản trị kinh doanh | x | |||||
Vận dụng sáng tạo kiến thức nền tảng ngành kinh tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh | x | x | ||||
Phân tích, tổng hợp được bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp để hình thành và phát triển cơ hội, ý tưởng về khởi sự kinh doanh; thay đổi hoặc sáng tạo sản phẩm, dịch vụ mới; đổi mới hoạt động quản trị nâng cao hiệu quả kinh doanh | x | x | x | |||
Xây dựng và đánh giá kế hoạch kinh doanh | x | x | x | |||
Phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức | x | x | x | |||
Thiết lập môi trường làm việc hiệu quả | x | x | x | |||
Phân tích hệ thống, xây dựng và triển khai tiến trình kiểm soát, điều chỉnh hoạt động kinh doanh | x | x | x | |||
Giao tiếp, đàm phán và truyền thông hiệu quả trong kinh doanh. Giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh trong kinh doanh và đạt chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ GD và ĐT | x | |||||
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tin học ứng dụng trong quản trị kinh doanh | x | x | x | |||
Nhận biết và thực hiện tốt trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội | x | x | ||||
Nhận biết nhu cầu đổi mới và thúc đẩy đổi mới liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp | x | x | x | |||
l | Đánh giá được vai trò của việc tự học tập, hoàn thiện và phát triển kiến thức quản trị kinh doanh | x | x | |||
PHẦN C: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc tại các tổ chức:
- Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau;
- Cơ quan quản lý Nhà nước;
- Cơ sở đào tạo, viện viên cứu về lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
Các vị trí việc làm sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhận:
|
|
PHẦN D: ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục tham gia học tập lên các cấp trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các chương trình đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ như: Giám đốc, Chiến lược kinh doanh, Quản lý bán hàng, Giám đốc marketing, Quản lý nhân sự… để trở thành nhà quản lý, chuyên gia cao cấp.
PHẦN E: CHUẨN ĐẦU RA CẤP ĐỘ 3 THEO CDIO
PHẦN 1 | KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH | |
TT | MĐMM | |
1 | ||
1.1 | Kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, nhân văn | |
1.1.1 | 3.0 | Nắm vững và luận giải kiến thức về lý luận chính trị. |
1.1.2 | 3.8 | Vận dụng kiến thức về pháp luật đại cương |
1.1.3 | 4.3 | Vận dụng kiến thức khoa học cơ bản (như kiến thức xác suất, thống kê, tin học…) để phân tích hoạt động kinh tế, quản lý kinh doanh. |
1.1.4 | 4 | Phân tích, lý giải được bản chất của các vấn đề, các sự kiện xã hội. |
1.2 | Kiến thức cơ sở ngành quản trị kinh doanh | |
1.2.1 | 4.2 | Phân tích được sự khan hiếm nguồn lực, hành vi của nhà sản xuất, người tiêu dùng trên thị trường. |
1.2.2 | 3.9 | Luận giải được các chính sách kinh tế vĩ mô (như tài chính tiền tệ, tài khóa, lạm phát, thất nghiệp, …). |
1.2.3 | 3.7 | Giải thích được các mô hình, các nguồn lực trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. |
1.2.4 | 4 | Lý giải và vận dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh. |
1.2.5 | 4.3 | Lựa chọn được phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu thống kê. |
1.2.6 | 4.3 | Phân tích, lý giải các hiện tượng và quy luật tâm lý cơ bản của con người trong kinh doanh. |
1.2.7 | 4.4 | Hệ thống hóa các nguyên lý quản trị và các chức năng quản trị. |
1.2.8 | 3.7 | Ứng dụng toán và các phương pháp thống kê trong hoạt động kinh doanh. |
1.2.9 | 4.4 | Phân tích thị trường và cách thức thỏa mãn nhu cầu thị trường. |
1.2.10 | 3.6 | Vận dụng được những nguyên tắc cơ bản về các nghiệp vụ kế toán, hệ thống tài khoản, quy trình sổ sách và hạch toán. |
1.2.11 | 3.7 | Áp dụng các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh. |
1.2.12 | 4.6 | Xây dựng và lựa chọn chiến lược, nguyên tắc trong giao tiếp kinh doanh. |
1.2.13 | 4 | Phân tích được hệ thống thông tin trong công tác quản lý. |
1.2.14 | 3.9 | Hệ thống hóa việc quản lý tài sản phục vụ mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu. |
1.2.15 | 4.1 | Lý giải được bản chất hành vi người lao động trong tổ chức. |
1.3 | Kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh | |
1.3.1 | 4.3 | Phân tích các chức năng quản trị marketing. |
1.3.2 | 4.1 | Phân tích các chức năng quản trị sản xuất |
1.3.3 | 4.4 | Phân tích các chức năng quản trị nhân lực. |
1.3.4 | 4.1 | Phân tích các chức năng quản trị tài chính. |
1.3.5 | 4.4 | Phân tích các chức năng quản trị chiến lược. |
1.3.6 | 4.6 | Đánh giá cơ hội, xây dựng các kế hoạch triển khai ý tưởng kinh doanh. |
1.3.7 | 4.3 | Phân tích, đánh giá các loại rủi ro kinh doanh. |
1.3.8 | 4 | Phân tích các chức năng quản trị chuỗi cung ứng |
1.3.9 | 4.2 | Luận giải các hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế. |
1.3.10 | 4.3 | Hệ thống hóa quản trị sự thay đổi. chủ động phát hiện và thúc đẩy, điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với biến động của môi trường kinh doanh |
PHẦN 2 | KỸ NĂNG, PHẨM CHẤT CÁ NHÂN, NGHỀ NGHIỆP | |
TT | MĐMM | |
2.1 | Khả năng lập lập tư duy và giải quyết vấn đề | |
2.1.1. | 4.5 | Phát hiện và trình bày vấn đề |
2.1.2. | 4.1 | Xây dựng mối liên hệ, cô hình hóa các vấn đề |
2.1.3. | 4.5 | Phân tích, đánh giá nguyên nhân trong điều kiện cụ thể |
2.1.4. | 4.8 | Xây dựng, đề xuất giải pháp, lập kế hoạch giải quyết. |
2.1.5. | 4.4 | Phân tích, tổng hợp và kiểm soát vấn đề. |
2.2. | Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức | |
2.2.1. | 3.9 | Hình thành các giả thuyết liên quan đến vấn đề cụ thể |
2.2.2. | 4.3 | Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu, thông tin. |
2.2.3. | 4.2 | Nghiên cứu thực nghiệm |
2.2.4. | 4 | Kiểm định giả thuyết |
2.2.5. | 4.4 | Ứng dụng nghiên cứu trong thực tiễn |
2.3. | Khả năng tư duy hệ thống | |
2.3.1. | 4.4 | Hình thành tư duy logic hệ thống |
2.3.2. | 4.2 | Phát hiện vấn đề và mối quan hệ giữa các vấn đề |
2.3.3. | 4.1 | Xác định vấn đề ưu tiên trong hệ thống |
2.3.4. | 4.4 | Phân tích, so sánh, lựa chọn vấn đề tối ưu |
2.3.5. | 4.4 | Xây dựng tư duy phân tích đa chiều |
2.4. | Phẩm chất cá nhân | |
2.4.1. | 4.7 | Bình tĩnh, tự tin. |
2.4.2. | 4.5 | Kiên định với mục tiêu, luôn cố gắng giữ vững niềm tin và sự lạc quan. |
2.4.3. | 4.5 | Trung thực, đoàn kết, công tâm |
2.4.4. | 4.6 | Cẩn thận, chi tiết trong công việc. |
2.4.5. | 4.5 | Nhận thức xã hội, nhận thức được phản ứng của người khác và hiểu được lý do tại sao họ phản ứng như vậy. |
2.4.6. | 4.4 | Hình thành tư duy phê phán, tự phản biện định những điểm mạnh – điểm yếu của các giải pháp thay thế, kết luận, cách tiếp cận vấn đề. |
2.4.7. | 4.5 | Hình thành khả năng làm việc độc lập |
2.4.8. | 4.6 | Quản lý thời gian và các nguồn lực cá nhân khác |
2.4.9. | 4.8 | Xây dựng ý thức đổi mới, chủ động học tập |
2.5. | Phẩm chất nghề nghiệp. | |
2.5.1. | 4.5 | Luôn sẵn sàng và có khả năng dẫn dắt, phụ trách, và đưa ra ý kiến tạo ảnh hưởng, tích cực hóa hành vi của cá nhân hoặc nhóm. |
2.5.2. | 4.5 | Có khả năng giám sát/đánh giá hiệu suất công việc của mình, các cá nhân khác, hoặc tổ chức để cải thiện hoặc có hành động khắc phục. |
2.5.3. | 4.4 | Luôn có tinh thần trách nhiệm, đáng tin cậy, liêm chính, đề cao lợi ích tập thể. |
2.5.4. | 4.7 | Hành xử chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng, đối tác |
2.5.5. | 4.6 | Chịu áp lực tốt |
2.5.6. | 4.7 | Thấu hiểu đối tác, khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh |
2.5.7. | 4.8 | Hình thành kỹ năng đàm phám, thuyết phục người khác thay đổi suy nghĩ hoặc hành vi của họ. |
2.5.8. | 4.4 | Hiểu biết và tuân thủ pháp luật |
2.5.9. | 4.2 | Coi trọng vai trò, trách nhiệm cá nhân với xã hội |
2.5.10. | 4.3 | Sẵn sàng chia sẻ, tương trợ. |
PHẦN 3 | KỸ NĂNG GIAO TIẾP, LÀM VIỆC NHÓM | |
TT | MĐMM | |
3.1. | Kỹ năng làm việc nhóm | |
3.1.1. | 4.6 | Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả |
3.1.2. | 4.4 | Thiết lập mối liên hệ trong vận hành nhóm |
3.1.3. | 4.5 | Xây dựng lộ trình phát triển nhóm |
3.1.4. | 4.7 | Lựa chọn thích hợp hành vi lãnh đạo nhóm |
3.1.5. | 4.6 | Dễ dàng thích nghi trong các nhóm khác nhau |
3.2. | Kỹ năng giao tiếp | |
3.2.1. | 4.5 | Lập kế hoạch chiến lược giao tiếp |
3.2.2. | 4.5 | Xây dựng cấu trúc giao tiếp (cách lập luận, sắp xếp ý tưởng, …). |
3.2.3. | 4.9 | Khéo léo trong giao tiếp bằng lời nói |
3.2.4. | 4.5 | Chuyên nghiệp trong giao tiếp bằng văn bản |
3.2.5. | 4.6 | Lựa chọn thích hợp và kiểm soát tốt các phương thức giao tiếp đa phương tiện: Thư điện tử/phương tiện truyền thông |
3.2.6. | 4.8 | Thuyết trình chuyên nghiệp |
3.3. | Giao tiếp bằng ngoại ngữ | |
3.3.1 | 4.5 | Giao tiếp, trao đổi nghiệp vụ thành thạo bằng tiếng Anh (Tiếng Anh, 500 Toeic) |
PHẦN 4 | NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT LẬP PHƯƠNG ÁN, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN, KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN KHÔNG NGỪNG. | |
TT | MĐMM | |
4.1 | Hình thành ý tưởng, cơ hội trong kinh doanh. | |
Nhận thức được bối cảnh chung | ||
4.1.1 | 4.2 | Hệ thống hóa vai trò, trách nhiệm của nhà quản trị kinh doanh đối với xã hội. |
4.1.2. | 4.2 | Lý giải các chuẩn mực, quy định xã hội với hoạt động của doanh nghiệp |
4.1.3. | 4 | Phân tích được bối cảnh thời sự pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử. |
4.1.4 | 4.2 | Phân tích bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa với việc phát triển doanh nghiệp |
Nhận thức bối cảnh doanh nghiệp | ||
4.1.5 | 4.2 | Lý giải được tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp |
4.1.6 | 4.3 | Phân tích, hệ thống hóa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong các điều kiện cụ thể. |
4.1.7 | 4.5 | Lý giải sự cần thiết phải thích ứng trong các môi trường làm việc khác nhau. |
Phát triển cơ hội, ý tưởng kinh doanh | ||
4.1.8 | 4.4 | Phân tích, hệ thống hóa các vấn đề, cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh phù với bối cảnh chung và bối cảnh cụ thể trong doanh nghiệp. |
4.1.9. | 4.4 | Xây dựng và mô hình hóa được các mục tiêu, ý tưởng kinh doanh. |
4.2 | Thiết lập chiến lược/phương án/dự án/kế hoạch kinh doanh | |
4.2.1. | 4.5 | Hệ thống hóa quy trình lập phương án/dự án/kế hoạch kinh doanh. |
4.2.2 | 4.5 | Xây dựng các phương án/dự án/kế hoạch triển khai các ý tưởng, cơ hội kinh doanh. |
4.2.3. | 4.6 | Đánh giá, lý giải được phương án phương án/dự án/kế hoạch kinh doanh |
4.3. | Triển khai thực hiện phương án/dự án/kế hoạch kinh doanh | |
4.3.1. | 4.4 | Xây dựng một quy trình triển khai hiệu quả. |
4.3.2. | 4.3 | Xây dựng mối liên hệ và triển khai các nguồn lực hữu hiệu. |
4.3.3. | 4.5 | Phân tích, hệ thống hóa các hoạt động truyền thông thực thi phương án/dự án/kế hoạch kinh doanh |
4.3.4. | 4.4 | Tổng hợp và luận giải hoạt động đào tạo, huấn luyện |
4.3.5. | 4.6 | Phân tích được hoạt động động viên, khuyến khích nhân viên. |
4.4. | Kiểm soát - Cải tiến không ngừng | |
4.4.1. | 4.2 | Phân tích và xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh |
4.4.2. | 4.2 | Triển khai phân tích, đánh giá các hoạt động và quy trình trong tổ chức |
4.4.3. | 4.5 | Lý giải và hệ thống hóa các vấn đề, cơ hội gia tăng giá trị. |
4.4.4. | 4.4 | Bình luận các phương án hiệu chỉnh và cải tiến nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh |
4.4.5. | 4.6 | Hệ thống hóa quá trình quản lý đổi mới, sáng tạo. |
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.