Ngành nghề đào tạo

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: Ngành Tài chính - Ngân hàng

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

  • Tên chương trình đào tạo: Cử nhân Tài chính - Ngân hàng
  • Ngành đào tạo : Tài chính - Ngân hàng
  • Mã ngành : 7340201
  • Thời gian đào tạo : 04 năm
  • Bằng tốt nghiệp : Cử nhân

PHẦN A: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

MỤC TIÊU CHUNG

Chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính - Ngân hàng được xây dựng đảm bảo tính quốc tế, đồng thời chú trọng áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và vững chắc về lĩnh vực tài chính ngân hàng trong môi trường học tập có tính ứng dụng cao. Thông qua đó, sinh viên có thể phân tích, hoạch định, ra quyết địnhvà tác nghiệp công việc chuyên môn về tài chính - ngân hàng tương ứng với các vị trí công việc cụ thể. Từ đó, chương trình giúp sinh viên phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp có: đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; thái độ hợp tác với đồng nghiệp; tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; trình độ tiếng Anh và tin học đạt chuẩn đầu ra; nền tảng kiến thức để có thể tự nghiên cứu tiếp thu các thành tựu của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế xã hội hoặc học lên các bậc học cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Có kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn đáp ứng tốt cho việc tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp.

2. Có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, kiến thức chung về tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

3. Có kiến thức chuyên sâu về hoạt động huy động vốn, tín dụng, đầu tư và quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng (đối với chuyên ngành Tài chính ngân hàng); Có kiến thức chuyên sâu về quản lý vốn, nguồn vốn, quyết định đầu tư, quyết định phân chia lợi nhuận (đối với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp).

4. Có kỹ năng và phẩm chất cá nhân, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năngsử dụng ngoại ngữ để có thể hội nhập nhanh với môi trường công việc trong tương lai.

5. Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế và triển khai ý tưởng, giải quyết và đánh giá vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.

PHẦN B: CHUẨN ĐẦU RA THEO NĂNG LỰC

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng có khả năng:

a. Phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng hoạt động huy động vốn; hoạt động tín dụng, đầu tư; hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại, hoạt động quản lý và điều hành của ngân hàng trung ương, đề xuất các hướng giải quyết cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại(đối với chuyên ngành Tài chính ngân hàng);

Phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để lựa chọn và sử dụng nguồn vốn tối ưu, ra quyết định phân phối lợi nhuận phù hợp, đề xuất các hướng giải quyết cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp (đối với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp);

b. Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, kiến thức chung về tài chính - tiền tệ - ngân hàng để phân tích và đánh giá sự biến động của nền kinh tế liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng;

c. Lập luận tư duy có tính hệ thống, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, giải quyết có tính sáng tạo các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng;

d. Vận dụng kiến thức pháp luật có liên quan để định hướng và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng;

e. Sử dụng thành thạo tin văn phòng, tin học ứng dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng;

f. Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành trong công việc (TOEIC-500);

g. Hiểu và vận dụng linh hoạt kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội trong công việc và cuộc sống;

h. Nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm nghề nghiệp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội;

i. Kiểm chứng các kiến thức, kỹ năng đã học thông qua hoạt động thực tiễn, từ đó định hướng mục tiêu và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp.

QUAN HỆ GIỮA CHUẨN ĐẦU RA THEO NĂNG LỰC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Stt

Chuẩn đầu ra

Mục tiêu đào tạo

MT1

MT2

MT3

MT4

MT5

a

Phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng hoạt động huy động vốn; hoạt động tín dụng, đầu tư; hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại, hoạt động quản lý và điều hành của ngân hàng trung ương,đề xuất các hướng giải quyết cụ thểnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại(đối với chuyên ngành Tài chính ngân hàng);

Phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để lựa chọn và sử dụng nguồn vốn tối ưu, ra quyết định phân phối lợi nhuận phù hợp, đề xuất các hưởng giải quyết cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp(đối với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp);

x

x

b

Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế và quản lý, kiến thức chung về tài chính - tiền tệ - ngân hàng để phân tích và đánh giá sự biến động của nền kinh tế liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

x

x

x

c

Lập luận tư duy có tính hệ thống, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, giải quyết có tính sáng tạo các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

x

x

d

Vận dụng kiến thức pháp luật có liên quan để định hướng và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

x

x

x

x

e

Sử dụng thành thạo tin văn phòng, tin học ứng dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

x

x

x

f

Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành trong công việc.

x

x

x

g

Hiểu và vận dụng linh hoạt kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội trong công việc và cuộc sống

x

h

Nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm nghề nghiệp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

x

x

i

Kiểm chứng các kiến thức, kỹ năng đã học thông qua hoạt động thực tiễn, từ đó định hướng mục tiêu và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp.

x

x

x

x

PHẦN C: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI TỐT NGHIỆP

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có thể làm việc tại các tổ chức:

- Ngân hàng thương mại; ngân hàng chính sách; ngân hàng hợp tác;

- Tổ chức tài chính:công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư;

- Tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài;

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạchđầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước, ...;

- Cơ sở đào tạo, viện viên cứu về lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Các vị trí công tác/việc làm sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có thể đảm nhận:

- Giao dịch viên, chuyên viên tín dụng, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư, chuyên viên quản trị rủi ro, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên quản lý tài sản, chuyên viên phân tích, tư vấn tài chính, chuyên viên thanh toán quốc tế… tại các ngân hàng, tổ chức tài chính;

- Chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên quản trị tài chính, chuyên viên quản trị rủi ro tài chính, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư trong các doanh nghiệp;

- Chuyên viên tư vấn, phân tích, đầu tư tại các tổ chức tài chính;

- Chuyên viên cơ quan thanh tra giám sát, chuyên viên nghiên cứu, xây dựng chính sách tiền tệ và các chính sách khác về tiền tệ ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Chuyên viên quản lý tài chính, thẩm định giá tại cơ quan quản lý Nhà nước;

- Nghiên cứu viên và Giảng viên.

PHẦN D: ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục tự học hoặc tham gia học tập ở bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, từ đó tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà quản lý, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

PHẦN E: CHUẨN ĐẦU RACẤP ĐỘ 3 THEO CDIO

Chú thích về thang “Mức độ mong muốn”

Mức độ mong muốn

Mô tả

1. Nhớ

Có biết/đã nghe qua

2. Hiểu

Có hiểu biết/có thể tham gia

3. Vận dụng

Có khả năng vận dụng

4. Phân tích

Có khả năng phân tích, liên hệ

5. Đánh giá

Có khả năng đánh giá

6. Sáng tạo

Có khả năng sáng tạo

Phần 1

KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN CHUYÊN NGÀNH

TT

MĐMM

1.1

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

1.1.1

3.0

Hiểu biết các vấn đề về lý luận chính trị

1.1.2

4.5

Đánh giá được các vấn đề về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, tâm lý khách hàng.

1.1.3

3.7

Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các bài toán kinh tế

1.1.4

3.0

Hiểu và vận dụng kiến thức giáo dục thể chất

1.1.5

3.0

Hiểu và vận dụng kiến thức giáo dục quốc phòng

1.2

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

1.2.1

4.1

Luận giải được các quy luật kinh tế thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh), lý thuyết hành vi người tiêu dùng và nhà sản xuất.

1.2.2

4.1

Luận giải đượccác chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ…), sự vận động của chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (GDP, lạm phát…).

1.2.3

4.3

Phân tích được marketing trong kinh doanh

1.2.4

4.1

Lựa chọn được phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu thống kê

1.2.5

4.4

Luận giải được các vấn đề về tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng, các bộ phận của hệ thống tài chính.

1.2.6

4.4

Phân tích, tổng hợp được các vấn đề về hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.

1.2.7

4.0

Lý giải và vận dụng được các quy định của Pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh tế.

1.3

KIẾN THỨC NGÀNH

1.3.1

4.1

Đánh giá được thị trường chứng khoán, các loại hàng hóa, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

1.3.2

4.1

Giải thích được các mô hình định giá chứng khoán, lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.

1.3.3

4.5

Đánh giá các luật thuế hiện hành, phương pháp tính thuế, kê khai và nộp thuế trong hoạt động kinh doanh

1.3.4

3.8

Vận dụng được các kiến thức về thị trường tài chính quốc tế, cán cân thanh toán quốc tế, hoạt động đầu tư, tài trợ quốc tế.

1.3.5

3.8

Vận dụng được các phương thức và công cụ trong hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và thanh toán của NHTM

1.3.6

4.2

Luận giải được quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp, quản lý tài chính - kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư.

1.3.7

4.4

Nhận diện, phân tích, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa được các loại rủi ro tài chính như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, …

1.4

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (chuyên ngành Tài chính ngân hàng)

1.4.1

4.8

Đánh giá được nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.

1.4.2

5.0

Đánh giá được nghiệp vụ tín dụng và đầu tư, phân tích tín dụng của NHTM.

1.4.3

4.9

Đánh giá được các dịch vụ ngân hàng, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ, quản lý khách hàng, quy trình hạch toán.

1.4.4

4.4

Lý giải được hoạt động quản lý và điều hành của NHTW

1.4

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp)

1.4.1’

4.5

Đánh giá được quá trình quản lý tài sản, nguồn vốn, dòng tiền, chi phí sử dụng vốn, cơ cấu vốn

1.4.2’

4.5

Đánh giá được nội dung, phương pháp phân tích tài chính,lập kế hoạch và dự báo tài chính doanh nghiệp

1.4.3’

4.2

Luận giải được các kiến thức về nguyên tắc, phương pháp, công cụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, quản lý tài chính trước và sau mua bán và sáp nhập

Phần 2

KỸ NĂNG CÁ NHÂN, NGHỀ NGHIỆP VÀ PHẨM CHẤT

TT

MĐMM

2.1

KHẢ NĂNG LẬP LUẬN TƯ DUY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1.1

4.5

Nhận diệnvà đánh giá chính xác vấn đề

2.1.2

4.1

Hình thànhtốt các giả thuyết

2.1.3

4.5

Tổng hợp và chọn lọc thông tin hiệu quả

2.1.4

4.2

Phân tích định tính thành thạo

2.1.5

4.2

Phân tích định lượng thành thạo

2.1.6

4.8

Xử lý, giải quyết vấn đề linh hoạt, hợp lý

2.1.7

4.4

Đánh giá và đề xuất giải pháp hợp lý

2.1.8

4.4

Vận dụng tốt tư duy hệ thống

2.1.9

4.3

Vận dụng tốt tư duy phân tích đa chiều

2.1.10

4.1

Nghiên cứu khoa học, khám phá kiến thức chuyên nghiệp

2.2

KỸ NĂNG – PHẨM CHẤT CÁ NHÂN

2.2.1

4.3

Quản lý thời gian và nguồn lực hiệu quả

2.2.2

4.5

Thích nghi cao với sự thay đổi

2.2.3

4.5

Sẵn sàng vượt qua khó khăn

2.2.4

4.5

Chủ động khám phá và học hỏi

2.2.5

4.8

Sử dụng tốtcác tính năng nâng cao của phần mềm văn phòng thông dụng, các dịch vụ cần thiết trên Internet, các phần mềm tin học ứng dụng

2.2.6

4.6

Sẵn sàng chấp nhận rủi ro

2.2.7

4.5

Nhiệt tình và say mê công việc

2.2.8

4.6

Tự tin

2.2.9

4.6

Chăm chỉ

2.2.10

4.7

Linh hoạt

2.2.11

4.3

Có tinh thần tự tôn

2.2.12

4.7

Có ý chí phấn đấu và khát vọng vươn lên

2.2.13

4.4

Có hiểu biết về văn hóa

2.3

KỸ NĂNG – PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP

2.3.1

4.6

Có khả năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

2.3.2

4.5

Có khả năng xây dựngvà phát triển mối quan hệ hiệu quả với khách hàng

2.3.3

4.8

Trung thực

2.3.4

4.6

Cẩn thận

2.3.5

4.5

Khách quan

2.3.6

4.8

Biết giữ uy tín nghề nghiệp

Phần 3

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ GIAO TIẾP

TT

MĐMM

3.1

LÀM VIỆC NHÓM

3.1.1

4.3

Có khả năng tổ chức, vận hành nhóm hiệu quả

3.1.2

4.3

Có khả năng lãnh đạo nhómtốt

3.1.3

4.5

Lắng nghe ý kiến của thành viên trong nhóm

3.1.4

4.3

Có khả năng phát triển nhóm theo yêu cầu

3.2

GIAO TIẾP

3.2.1

4.7

Có khả năng thuyết trình, thuyết phục hiệu quả

3.2.2

4.4

Có khả năng giao tiếp bằng văn bản, các phương tiện truyền thông thành thạo

3.2.3

4.5

Có khả năng đàm phán chuyên nghiệp

3.2.4

4.2

Có khả năng xử lý yêu cầu, khiếu nại hợp lý

3.3

SỬ DỤNG TIẾNG ANH

3.3.1

4.3

Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp

3.3.2

4.3

Sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành

Phần 4

NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI VÀ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI

TT

MĐMM

4.1

BỐI CẢNH BÊN NGOÀI XÃ HỘI

4.1.1

3.9

Phân tích được thực trạng lĩnh vực tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế

4.1.2

4.0

Đánh giá được bối cảnh lĩnh vực tài chính ngân hàng

4.1.3

3.9

Lý giải được lợi ích và rủi ro của lĩnh vực tài chính ngân hàng

4.2

BỐI CẢNH KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC

4.2.1

4.0

Hệ thống hóa được quá trình hình thành và phát triển của tổ chức

4.2.2

4.0

Phân tích được sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức

4.2.3

4.0

Phân tích được thực trạng hoạt động của tổ chức

4.2.4

4.0

Phân tích được mối quan hệ giữa đơn vị với các tổ chức bên ngoài

4.3

HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG

4.3.1

4.1

Thiết lập được mục tiêu tài chính – ngân hàng theo yêu cầu của nhà quản lý

4.3.2

4.2

Hình thành ý tưởng

4.3.3

4.1

Đánh giá được mức độ hiệu quả của từng ý tưởng

4.4

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

4.4.1

4.1

Lập kế hoạch tài chính – ngân hàng

4.4.2

4.2

Xác định mục tiêu cho từng kế hoạch

4.4.3

4.2

Xây dựng phương án thực hiện mục tiêu

4.5

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

4.5.1

4.1

Lựa chọn nguồn lực thực hiện kế hoạch

4.5.2

4.3

Tổ chức thực hiện kế hoạch

4.5.3

4.2

Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch

4.6

KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN

4.6.1

4.3

Đánh giá tính hiệu quả thực hiện kế hoạch

4.6.2

4.1

Hiệu chỉnh/nâng cấp phương án

4.6.3

4.4

Sáng tạo cho các phương án mới